Hướng dẫn đăng bài trên WordPress chi tiết, dễ hiểu cho người mới

Khi bạn xây dựng và phát triển website thì việc đăng bài trên WordPress là một trong những công việc mà bạn cần phải làm để tạo dựng website hiệu quả. Tuy nhiên, đối với những bạn mới tiếp xúc với website thì việc này có lẽ còn khá bỡ ngỡ. Hiểu được điều đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thông qua bài viết hướng dẫn cách đăng bài trên WordPress chi tiết, dễ hiểu cho người mới ở dưới đây.

Bài viết sẽ giúp bạn đi từng bước để đăng bài trên WordPress bao gồm tạo bài viết, chuyển đổi giữa trình soạn thảo cổ điển và Gutenberg, đăng bài với trình soạn thảo mặc định, giải thích các block, đăng bài với trình soạn thảo cổ điển và lưu ý khi đăng bài.

Tạo bài viết trên website WordPress

Bước 1: Đăng nhập vào WordPress

Bạn cần đăng nhập vào trang quản trị WordPress để có quyền đăng bài bằng cách thêm đuôi /wp-admin có dạng như sau:

  • Trên website: http://domain.com/wp-admin/
  • Trên localhost: http://localhost/wp-admin/

Sau đó bạn hãy tiến hành nhập Tên đăng nhập (username) và Mật khẩu (password) của mình.

Bước 2: Tạo bài viết mới

  • Phiên bản WordPress tiếng Anh: Dashboard> Posts> Add new
  • Phiên bản WordPress tiếng Việt: Bảng tin> Bài viết> Viết bài mới
Hướng dẫn đăng bài trên WordPress
Hướng dẫn đăng bài trên WordPress

Chuyển đổi giữa 2 trình soạn thảo (Gutenberg về Classic Editor)

Hiện nay, WordPress đã để trình soạn thảo Gutenberg làm mặc định. Điều này khiến cho những người đã quen với trình soạn thảo cũ không quen và muốn quay về trình cũ. Để chuyển đổi về trình soạn thảo cổ điển có 2 cách để thực hiện như sau:

Cách 1: Sử dụng plugin

Bạn tiến hành cài đặt plugin Classic Editor để mang trình soạn thảo cũ trở lại theo hướng dẫn dưới đây nhé!

  • Đăng nhập Admin (trang quản trị WordPress)> Plugin> Cài mới> Tìm tên plugin “Classic Editor”> Cài đặt> Kích hoạt> Hoàn tất

Bạn cài đặt plugin Disable Gutenberg để vô hiệu hóa Gutenberg (Block Editor).

Đăng nhập Admin (trang quản trị WordPress)> Plugin> Cài mới> Tìm tên plugin Disable Guenberg> Cài đặt> Kích hoạt> Hoàn tất

cách đăng bài trên WordPress
Hướng dẫn đăng bài trên WordPress bằng cách cài đặt plugin Classic Editor

Cách 2: Thêm code vào file functions.php

Bạn tiến hành copy dòng code dưới đây:

add_filter('use_block_editor_for_post', '__return_false');

Tiếp theo bạn thực hiện theo các bước sau: WordPress> Giao diện> Sửa> Chọn theme đang sử dụng> Chọn tệp functions.php> Chèn dòng code phía trên vào cuối file> Cập nhật file> Hoàn tất

cach đang bai tren WordPress
Chèn mã code vào function.php

Hướng dẫn đăng bài trên WordPress với trình soạn thảo mặc định Gutenberg

Sau khi bạn đã tạo bài viết thì bạn sẽ bắt đầu viết bài. Với trình soạn thảo mặc định Gutenberg thì phần trung tâm sẽ là khu vực soạn thảo bài viết bao gồm tiêu đề và block (khối). Các block có thể là tiêu đề, đoạn văn bản, hình ảnh, danh sách,…

Hướng dẫn tạo tiêu đề với Gutenberg

Bước 1: Chọn dấu + để tạo block

Huong dan đang bai tren WordPress
Hướng dẫn đăng bài trên WordPress – Chọn dấu “+” để tạo block

Bước 2: Chọn block Heading (Tiêu đề)

Chọn Heading để tạo tiêu đề
Chọn Heading để tạo tiêu đề

Bước 3: Bạn tiến hành nhập tiêu đề

Bước 4: Tùy chỉnh tiêu đề bằng cách nhấp chọn vào Heading và chọn vào mục H2 để menu con xổ xuống để chọn Heading con phù hợp.

Hướng dẫn tạo đoạn văn bản với Gutenberg

Với trình soạn thảo Gutenberg thì bạn sẽ thấy trên giao diện có dấu cộng để tạo block. Sau khi chọn vào dấu cộng thì bạn sẽ chọn “Paragraph” để tạo đoạn văn bản. Đơn giản hơn bạn chỉ cần nhấn “Enter” trên bàn phím là đã tạo được đoạn văn bản.

Khi bạn đã gõ đoạn văn bản sẽ xuất hiện thanh công cụ giúp bạn có thể tùy chỉnh định dạng của chữ như trình soạn thảo Word bao gồm: in đậm, in nghiêng, chèn hyperlink,…

Hướng dẫn tải hình ảnh với Gutenberg

Bước 1: Bạn tiến hành bấm chọn dấu + để tạo block.

Bước 2: Bạn sẽ thấy block Image (hình ảnh) và nhấp chọn

đăng bài trên wordpress
Chọn Image để tải ảnh

Bước 3: Bạn chọn Media Library để tiến hành Tải ảnh (Upload Files)

Bước 4: Bạn chọn Upload Files> Select Files để tải ảnh lên

các bước đăng bài trên wordpress
Chọn “Select Files” để tải ảnh lên

Bước 5: Bạn tiến hành điền vào các ô Alt Text, Title, Caption, Description để tối ưu hình ảnh.

Bước 6: Chọn Select để hoàn tất quá trình tải ảnh

Hướng dẫn tạo danh sách

Bước 1: Chọn dấu + để tạo block

Bước 2: Chọn block “List” để tạo danh sách

Hướng dẫn tạo danh sách
Chọn “List” để tạo danh sách

Bước 3: Tùy chỉnh định dạng danh sách với thanh công cụ hiển thị khi bấm chọn block

Các block soạn thảo khác

Các block tiêu đề, đoạn văn bản, hình ảnh, danh sách là các block soạn thảo bài viết điển hình. Ngoài ra, trình soạn thảo cũng có cung cấp các block với nhiều tính năng khác nhau để đáp ứng nhu cầu soạn thảo của người viết. Một số block phổ biến khác có thể kể đến như:

  • Quote (Chú thích): Đây là block giúp chú thích hoặc ghi chú nhằm giúp tạo sự nổi bật cho nội dung mà bạn cần nhấn mạnh.
  • Code: Code là tính năng giúp bạn chèn các đoạn code vào bài viết.
  • Table (Bảng): Đây là tính năng tạo bảng trên bài viết.
Các block soạn thảo khác
Một số tính năng soạn thảo khác của WordPress

Đưa bài viết vào chuyên mục (Categories) phù hợp

Bạn tiến hành tạo chuyên mục mới hoặc tick chọn chuyên mục đã tạo sẵn để phân loại và đưa bài viết vào chuyên mục phù hợp trên website.

  • Phiên bản tiếng Anh: Chọn biểu tượng Settings> Post> Categories> Add New Category hoặc tick chọn chuyên mục đã tạo.
  • Phiên bản tiếng Việt: Chọn biểu tượng Cài đặt> Bài viết> Chuyên mục> Thêm chuyên mục hoặc tick chọn chuyên mục đã tạo.

Chọn Featured Image (ảnh tiêu biểu)

Feature Image cũng chính là thumbnail của bài viết. Hình ảnh này sẽ hiển thị cùng với tiêu đề trên website để minh họa sinh động cho bài viết.

Chọn Featured Image
Chọn Thumbnail cho bài viết
  • Phiên bản tiếng Anh: Chọn Set featured image> Upload file> Set featured image
  • Phiên bản tiếng Việt: Chọn “Chọn ảnh tiêu biểu”> Tải tệp tin lên> Chọn ảnh tiêu biểu

Lưu bài viết hoặc xuất bản

Sau khi soạn thảo xong bài viết, bạn nên tránh việc xuất bản ngay vì có thể sẽ có sai sót trong bài viết như lỗi chính tả, chưa tải hình ảnh,… Vì vậy, WordPress có tính năng lưu bản nháp để bạn có thể kiểm tra lại bài viết trước khi xuất bản.

  • Phiên bản tiếng Anh: Save Draft hoặc Publish
  • Phiên bản tiếng Việt: Lưu bản nháp hoặc Đăng bài viết.

Sau khi bạn chọn “Đăng bài viết (Publish) để xuất bản thì bạn cần phải bấm chọn “view post” (“xem bài viết”) để xem bài viết vừa đăng.

Hướng dẫn đăng bài trên WordPress với trình soạn thảo cổ điển (Classic Editor)

Trình soạn thảo của WordPress sẽ không hoàn toàn giống nhau với mỗi website bởi vì còn tùy thuộc vào theme, plugin,… mà người thiết kế website thêm vào. Tuy nhiên, giao diện mặc định sẽ giống với hình dưới đây:

Trình soạn thảo của WordPress
Giao diện soạn thảo văn bản của trình soạn thảo văn bản cổ điển
  1. Khu vực này là tiêu đề bài viết (title).
  2. Khu vực này là khung soạn thảo bài viết, bao gồm những tính năng cơ bản như: Định dạng tiêu đề con/ đoạn văn, chọn font chữ in đậm, tạo mục đầu dòng, căn lề trái phải, đính kèm file, chèn hình ảnh/ video,… Phía dưới cùng có mục Word count giúp đếm tổng số từ trong bài viết.
  3. Khu vực này là khung xuất bản bài viết với khá nhiều tùy chọn bao gồm:

Save Draft (Lưu bản nháp): Nếu bạn chưa viết bài xong hoặc chưa muốn đăng bài viết thì có thể chọn Save Draft để lưu lại bản nháp.

Preview (Xem trước): Tính năng này giúp bạn xem trước bài viết trong giao diện chính của website trước khi bạn xuất bản.

Move to Trash (Xóa bài viết): Tính năng này giúp chuyển bài viết vào thùng rác và chưa được xóa hoàn toàn (xóa hoàn toàn sau 30 ngày). Bạn có thể khôi phục lại bài viết.

Update (Cập nhật): Sau khi bạn đã chỉnh sửa, bạn chọn update để cập nhật lại bài viết.

  1. Categories (Chuyên mục): Đây là phần bạn có thể chọn chuyên mục đã tạo hoặc tạo chuyên mục mới.
  2. Tags (thẻ): Tags là tên chủ đề bài viết. Mỗi bài viết có thể có nhiều thẻ tags và được ngăn cách bởi dấu phẩy.
  3. Featured image (Hình ảnh đại diện): Ảnh đại diện sẽ hiển thị bên ngoài danh sách các bài viết trên website (thumbnail bài viết)

Lưu ý khi viết bài trên WordPress

Lưu ý nếu bạn copy và paste từ MS Word thì hãy dán vào notepad để xóa định dạng bởi vì khi copy và dán bằng MS Word sẽ dán thêm định dạng HTML khiến cho bạn không kiểm soát được định dạng trên WordPress.

Khi bạn viết bài nhớ kiểm tra đường truyền mạng vì viết bài trên website nên phải có mạng mới lưu bài viết được. Bạn cũng cần phải nhớ lưu bài khi viết bài xong.

Ngoài ra, bạn cần nhấn xem thử bên cạnh “xem bản nháp” để xem trực quan bài viết.

Khi viết bài xong hoặc trong quá trình viết nhớ nhấn ctrl +s để lưu bài viết hoặc chọn save draft trên cùng bên phải. Vì là viết bài trên web nên bắt buộc phải có mạng mới lưu được.

Bạn có thể chọn biểu tượng bánh răng và nhấn tab tài liệu để xem thông tin bài viết khi đăng gồm trạng thái hiển thị, chuyên mục bài viết và ảnh đại diện của bài.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

094.836.9191 Zalo Chat Yêu cầu báo giá