CMS là gì? Top 5 hệ thống CMS quản trị nội dung phổ biến nhất!

Phần mềm CMS đã không còn xa lạ với các nhà quản lý và vận hành website. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm CMS cũng như cách vận hành của hệ thống quản lý nội dung CMS phổ biến. Vậy CMS là gì? Có những loại CMS phổ biến nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

CMS là gì? 

CMS là viết tắt của từ tiếng Anh Content Management System là phần mềm máy tính quản lý và chỉnh sửa nội dung trực tuyến. CMS cho phép người dùng không cần kiến thức kỹ thuật chuyên sâu, vẫn có thể tạo ra các trang web phức tạp với nhiều chức năng khác nhau. Bạn có thể quản lý nội dung số như blog cá nhân, trang web doanh nghiệp, cửa hàng trực tuyến nhờ phần mềm CMS.

cms-la-gi
Phần mềm CMS là gì?

Tại sao doanh nghiệp cần sử dụng phần mềm quản lý nội dung CMS?

Doanh nghiệp ngày nay càng nhận ra tầm quan trọng của việc sử dụng phần mềm quản lý nội dung CMS đối với hoạt động kinh doanh của mình. Việc áp dụng CMS không chỉ giúp tăng cường quản lý nội dung website một cách dễ dàng mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực.

Quản lý nội dung website một cách dễ dàng

Với các trang web có quy mô lớn, việc lưu trữ và quản lý nội dung trở nên vô cùng phức tạp. Do đó, sự cần thiết của một hệ thống hỗ trợ việc phân quyền và chia sẻ quyền truy cập cập nhật nội dung cho các nhân viên liên quan là không thể phủ nhận. CMS không chỉ cung cấp chức năng quản lý phân quyền mà còn giúp theo dõi hoạt động của từng người dùng được ủy quyền. Từ đó, mang lại lợi ích to lớn cho người quản lý chính của trang web đó.

quan-tri-noi-dung-website
Quản trị nội dung website dễ dàng hơn với phần mềm CMS

Giao diện thân thiện dễ sử dụng không cần nhiều kiến thức lập trình

Ngoài ra, giao diện thân thiện của CMS là một điểm lợi thế lớn. Người dùng không cần phải là chuyên gia về công nghệ để có thể thao tác trên nền tảng này. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và tăng cường hiệu quả làm việc.

Tối ưu hóa SEO

Phần mềm CMS cũng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tối ưu hóa SEO. Giúp website dễ dàng được tìm thấy trên các công cụ tìm kiếm. Khả năng tối ưu hóa từ khóa, cấu trúc trang và content chuẩn SEO là những yếu tố quan trọng mà một hệ thống quản lý nội dung CMS  hỗ trợ một cách hiệu quả.

cms-giup-toi-uu-seo-tang-traffic
Phần mềm CMS giúp tối ưu SEO tăng thứ hạng cho website

Tiết kiệm chi phí Marketing online

Ngoài ra, bạn có thể tận dụng hệ thống quản lý nội dung CMS để thực hiện các chiến dịch Email Marketing và Content Marketing một cách hiệu quả. Bằng cách sử dụng chức năng thiết lập mẫu thu thập email, chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội và triển khai chatbot tự động. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tối ưu hoá chi phí Marketing online nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao.

Xem thêm: Flatsome là gì? Tổng quan giao diện Flatsome

Tối ưu chi phí quản lý nhân sự cho doanh nghiệp

Cuối cùng, phần mềm CMS cũng giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí quản lý nhân sự. Việc tự quản lý nội dung và quá trình làm việc trên nền tảng CMS giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nhân lực và tăng cường khả năng tự chủ trong hoạt động kinh doanh.

Cách thức hoạt động của phần mềm CMS

CMS là nơi quản lý tất cả các tính năng bên trong của website mà người quản trị web có thể thao tác trên đó. Website sẽ có giao diện bên ngoài trang web và phần mềm quản lý nội dung CMS bên trong. Tại đây sẽ bao gồm một loại công cụ và tính năng cho phép người dùng tạo, chỉnh sửa và xuất nội dung một cách thuận tiện.

cach-cms-van-hanh

Cơ chế hoạt động của phần mềm CMS thường bao gồm các phần chính sau:

  • Giao diện người dùng (UI): Đây là phần mà người dùng sử dụng để quản lý nội dung. Giao diện người dùng cung cấp các công cụ trực quan cho việc tạo và chỉnh sửa nội dung bao gồm văn bản, hình ảnh, video và các tệp tin khác. Thông qua giao diện này, người dùng có thể tạo các trang, bài viết, hoặc sản phẩm một cách dễ dàng mà không cần kiến thức kỹ thuật sâu.
  • Cơ sở dữ liệu (Database): Thông tin và dữ liệu của website được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. Các nội dung bài viết, thông tin người dùng, hình ảnh, và các thông tin khác được tổ chức và lưu trữ tại đây để dễ dàng quản lý và truy xuất.
  • Hệ thống quản trị (Admin Panel): Là một phần quan trọng của CMS, nơi quản trị viên hoặc người sử dụng có quyền cao hơn có thể kiểm soát và quản lý toàn bộ nội dung cũng như cấu hình hệ thống. Họ có thể thêm, xóa, sửa thông tin, quản lý người dùng, cấu hình website và kiểm tra báo cáo về hoạt động trang web.
  • Front-end: Đây là phần của website mà người dùng cuối truy cập và nhìn thấy. Tất cả nội dung bản nhìn thấy trên trang web từ font chữ, màu sắc cho tới các thanh menu và các thanh trượt được điều khiển bởi trình duyệt máy tính.
  • Giao thức và công nghệ: CMS sử dụng các giao thức và công nghệ web như HTML, CSS, JavaScript, và PHP hoặc các ngôn ngữ lập trình khác để hiển thị nội dung một cách trực quan và linh hoạt.

Tính linh hoạt và giao diện dễ sử dụng là những ưu điểm nổi bật của CMS. Giúp người dùng quản lý và tạo nội dung một cách hiệu quả mà không cần phải là một chuyên gia về lập trình hay thiết kế web.

Top 5 CMS quản lý nội dung phổ biến hiện nay

Hiện nay, có nhiều hệ thống quản lý nội dung CMS phổ biến được sử dụng để quản lý nội dung trên các trang web. Dưới đây là danh sách của một số phần mềm CMS được ưa chuộng:

CMS WordPress

WordPress là một hệ thống quản lý nội dung CMS mã nguồn mở được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Nó cung cấp một cách dễ dàng để tạo ra các trang web, blog và các ứng dụng trực tuyến khác mà không yêu cầu người dùng phải có kiến thức chuyên sâu về lập trình.

wordpress-cms
Phần mềm WordPress CMS một trong số hệ thống quản trị nội dung phổ biến hiện nay.

WordPress cung cấp một giao diện người dùng trực quan, cho phép người dùng quản lý nội dung trên website một cách dễ dàng. Nó có một hệ thống plugin và theme đa dạng, giúp người dùng mở rộng và tùy chỉnh các chức năng của website theo nhu cầu cụ thể.

WordPress được sử dụng phổ biến cho các loại website khác nhau, từ blog cá nhân, trang web doanh nghiệp, cửa hàng trực tuyến đến các trang tin tức lớn. Nhờ tính linh hoạt, dễ sử dụng và cộng đồng lớn hỗ trợ và phát triển hệ thống này.

Tham khảo:>>Hướng dẫn đăng bài trên WordPress chi tiết, dễ hiểu cho người mới

CMS Drupal

Drupal cũng là phần mềm CMS mã nguồn mở, tương tự như WordPress. CMS Drupal thường được sử dụng để tạo ra các trang web phức tạp, có khả năng mở rộng và tùy chỉnh cao.

cms-drupal
Hệ thống quản trị nội dung CMS Drupal

Khác với WordPress, Drupal thường được dùng để xây dựng các website có tính linh hoạt cao và phức tạp hơn. Ví dụ như các forum, cổng thông tin điện tử, trang web doanh nghiệp lớn với nhiều chức năng phức tạp.

Tính năng chính của Drupal

  • Môi trường linh hoạt có cộng đồng phát triển và hỗ trợ mạnh mẽ.
  • Hệ thống module mở rộng, cho phép người dùng tùy chỉnh theo nhu cầu cụ thể.
  • Ứng dụng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau.
  • Tùy biến các mẫu template cho từng trang web khác nhau.

CMS Joomla

Joomla là một hệ thống CMS mã nguồn mở được viết bằng PHP và tích hợp với MySQL. Phần mềm CMS này giúp quản lý và chỉnh sửa nội dung một cách hiệu quả. Nó cung cấp các công cụ hỗ trợ vận hành các trang web thương mại điện tử và bán hàng. Tuy nhiên, việc sử dụng CMS này có thể tương đối phức tạp và khó khăn. Đôi khi yêu cầu sự hỗ trợ từ các nhà phát triển chuyên nghiệp.

CMS Magento

Magento là một hệ thống quản lý nội dung mã nguồn mở được thiết kế đặc biệt để xây dựng các website thương mại điện tử. Nó cung cấp nhiều tính năng mạnh mẽ hỗ trợ quản lý của hàng trực tuyến. Bao gồm tạo các danh mục sản phẩm, quản lý đơn hàng, thanh toán online, giao hàng và báo cáo hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, Magento cung cấp module mở rộng phong phú, cho phép người dùng tùy chỉnh theo nhu cầu cụ thể. Hiện nay CMS Magento có phiên bản miễn phí và phiên bản có phí (Magento Commerce) với nhiều tính năng cao cấp hơn.

CMS Shopify

Shopify là một trong những hệ thống quản lý nội dung CMS hàng đầu được sử dụng rộng rãi để xây dựng các trang web thương mại điện tử nổi tiếng hiện nay. Shopify được coi là một hiện tượng đáng chú ý trong cả lĩnh vực website và đặc biệt là lĩnh vực thương mại điện tử.

cms-shopify
Hệ thống quản trị nội dung CMS Shopify

Shopify cung cấp một loạt tính năng chính như sau:

  • Giao diện miễn phí với nhiều theme đa dạng, phục vụ cho các nhu cầu khác nhau của người dùng.
  • Đa dạng plugin và ứng dụng miễn phí cho nhiều lĩnh vực (bán hàng, marketing, kế toán…).
  • Sử dụng hosting chất lượng cao, đảm bảo bảo mật tốt và băng thông rộng, hỗ trợ số lượng lớn người dùng truy cập cùng một lúc.
  • Hỗ trợ trực tuyến 24/7 qua live chat.
  • Tích hợp cổng thanh toán quốc tế (PayPal, Visa, Mastercard…).
  • Quản lý admin được phân cấp rõ ràng, giúp người dùng tự quản lý cửa hàng trực tuyến một cách dễ dàng
  • Hệ thống email tự động giúp quản lý thông tin người dùng dễ dàng.
  • Có tối ưu hóa nội dung chuẩn SEO.

Những tính năng này giúp Shopify trở thành một lựa chọn phổ biến và hấp dẫn đối với người muốn xây dựng và quản lý trang web thương mại điện tử một cách hiệu quả và tiện lợi.

Kết luận về hệ thống quản lý nội dung CMS

Mỗi hệ thống quản lý nội dung CMS sẽ phù hợp với nhu cầu và mục tiêu cụ thể của người làm web, cũng như định hướng kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn không biết nên dùng phần mềm CMS nào cho website của mình, hãy liên hệ ngay với mua web để được tư vấn chi tiết hơn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

094.836.9191 Zalo Chat Yêu cầu báo giá